Một tàu biển trị giá 2.500.000 USD đang chở các lô hàng A, B,C có giá trị lần lượt là 100.000 USD; 300.000USD, 500.000USD và tiền cước chưa thu thuộc chủ tàu là 60.000 USD. Trong hành trình đi từ Indonesia về cảng Sài Gòn tàu bị mắc cạn, vỏ tàu bị thủng, nước tràn vào làm hư hỏng một số hàng hóa. Để cứu tàu và hàng, thuyền trưởng quyết định bịt lỗ thủng bằng các phương tiện trên tàu và vứt một số hàng để tàu nhẹ bớt, đồng thời thuyền trưởng cũng cho máy tàu làm việc vượt công suất nhằm giúp tàu thoát cạn. Sau sự việc, các tổn thất được xác định như sau:
- Vỏ tàu thủng dự kiến phải sửa chữa hết 100.000 USD
- Máy tàu hư do hoạt động quá công suất và dự kiến phải sửa hết 250.000 USD
- Lô hàng B bị nước tràn vào giảm giá trị thương mại 100%.
- Lô Hàng A bị vứt xuống biển toàn bộ.
- Thiệt hại để cứu tàu và chi phí cho thủy thủ trong việc cứu tàu là 10.000 USD.
a. Hãy xác định các tổn thất riêng của các bên
b. Hãy xác định tổng tổn thất chung của các bên
c. Hãy xác định giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (giá trị đóng góp của từng chủ thể trên tàu)
d. Hãy xác định các khoản đóng góp vào tổn thất chung của các bên